CHỦ ĐỀ 01: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT
 

1. Mô hình động học phân tử

Video minh họa 

+ Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là phân tử.

+ Các phân tử chuyển động hỗn loạn không ngừng. Nhiệt độ của vật càng cao thì tốc độ chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật càng lớn.

+ Giữa các phân tử có lực hút và lực đẩy gọi chung là lực liên kết phân tử.

Chú ý: Thuật ngữ “phân tử” được dùng để chỉ chung cho các hạt cấu tạo chất: nguyên tử, phân tử, ion.

Thuyết động học phân tử vật chất ra đời từ đầu thế kỉ XIX để giải thích các hiện tượng liên qua đến nhiệt. Bản chất của nhiệt là do chuyển động của các hạt vật chất cấu tạo nên vật.

2. Cấu trúc chất rắn, lỏng, khí

Video minh họa 

 

3. Sự chuyển thể

+Quá trình chuyển từ thể này sang thể khác của vật chất gọi là sự chuyển thể. Tùy theo điều kiện tác động (nhiệt độ, áp suất) mà các chất có thể ở các thể khác nhau.

+Để chuyển thể, khối chất cần phải trao đổi năng lượng với môi trường bên ngoài dưới dạng truyền nhiệt, đó là nhiệt chuyển thể.

Ví dụ, khi khối chất lỏng chuyển thành hơi, thì nó cần thu nhiệt lượng từ bên ngoài để phá vỡ sự liên kết các phân tử trong cấu trúc chất lỏng và chuyển thành hơi. Ngược lại khi hơi ngưng tụ (hóa lỏng) thì hơi lại tỏa nhiệt lượng và trở về cấu trúc của chất lỏng.

Khối chất lỏng chuyển thành hơi: Thế năng phân tử + Nhiệt lượng thu vào = Động năng phân tử

Khi hơi ngưng tụ (hóa lỏng): Động năng phân tử = Thế năng phân tử + Nhiệt lượng tỏa ra

a. Sự nóng chảy

+ Sự nóng chảy là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng

+ Khi nóng chảy, các phân tử chất rắn nhận năng lượng sẽ phá vỡ liên kết với một số phân tử xung quanh và trở nên linh động hơn.

Ứng dụng: Sự nóng chảy và đông đặc, mà chủ yếu là của kim loại, được ứng dụng trong công nghiệp đúc. Nguyên tắc của đúc kim loại là nấu chảy kim loại rồi đổ vào khuôn. Người ta đã chế tạo ra một số hợp kim có những tính chất mong muốn.  

b. Sự hóa hơi

+Sự hóa hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí

+Sự hóa hơi thể hiện qua hai hình thức: sự bay hơisự sôi

Phân biệt sự bay hơi và sự sôi:

- Sự bay hơi xảy ra ở mọi nhiệt độ và từ mặt thoáng chất lỏng.

- Sự sôi xảy ra ở nhiệt độ sôi từ mặt thoáng và cả từ trong lòng khối chất lỏng.

+ Khi hóa hơi, các phân tử chất lỏng nhận được năng lượng sẽ tách khỏi liên kết với các phân tử khác, thoát khỏi khối chất lỏng và chuyển động tự do.

Chú ý:

+Tốc độ bay hơi của chất lỏng càng nhanh nếu diện tích mặt thoáng càng lớn, tốc độ gió càng lớn, nhiệt độ càng cao và độ ẩm không khí càng thấp. 

+Xảy ra ở nhiệt độ sôi. Nhiệt độ sôi phụ thuộc áp suất khí trên mặt thoáng và bản chất của chất lỏng. 

 

CHỦ ĐỀ 02: THANG NHIỆT ĐỘ
CHỦ ĐỀ 03: ĐỊNH LUẬT I CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC
CHỦ ĐỀ 04: NHIỆT DUNG RIÊNG, NHIỆT NÓNG CHẢY RIÊNG, NHIỆT HÓA HƠI RIÊNG